Các nhân viên kỹ thuật kiểm tra vỏ bom nguyên tử “Fat Man”. Nhiều vỏ bom thử đã được tạo ra trên đảo Tinian thuộc quần đảo Bắc Mariana trên Thái Bình Dương. Tất cả đều giống với quả bom chính nhưng không có các thiết bị nổ.
Nhà nghiên cứu địa vật lý Francis Birch (trái) đánh dấu quả bom sẽ trở thành “Little Boy”. Nhà vật lý Norman Ramsey, thành viên Dự án Manhattan đứng bên cạnh, người sau này nhận giải Nobel Vật lý.
Kỹ thuật viên trám các khe hở giữa các thành phần trên quả bom “Fat Man” trong bước chuẩn bị cuối cùng để đảm bảo môi trường bên trong quả bom sẽ ổn định khi phát nổ để tạo ra chuỗi phản ứng dây chuyền.
Các binh sĩ, kỹ thuật viên ký tên và thông điệp của họ vào phần mũi quả bom “Fat Man”.
Bom hạt nhân “Fat Man” được đưa lên chiếc xe kéo chuyên dụng để chuẩn bị đưa lên máy bay.
Quả bom được phủ bạt và đưa đến căn cứ không quân North Field trên đảo Tinian ở phía nam nước Nhật.
Tại sân bay, quả bom được đưa xuống một hố đặc biệt để đưa lên khoang chứa bom của máy bay.
Hầm chứa cho bom “Fat Man” và “Little Boy” có kích thước 2,4 x 3,6 m vẫn còn tồn tại trên đảo Tinian và được sử dụng như đài tưởng niệm vụ tấn công kinh hoàng nhất lịch sử.
Quả bom và xe tải được đưa xuống hầm chứa bằng hệ thống thủy lực.
Các nhân viên kỹ thuật kiểm tra lần cuối quả bom “Little Boy”. Quá trình tương tự được thực hiện 3 ngày sau với quả bom “Fat Man”.
Máy bay ném bom B-29 Superfortress, biệt danh “Enola Gay” được đẩy lùi về hầm chứa để chuẩn đưa bom “Little Boy” lên khoang.
Bom “Little Boy” được đưa lên khoang chứa của máy bay B-29 bằng hệ thống nâng thủy lực.
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra lần cuối cùng các thiết bị kết nối quả bom “Little Boy” bên trong khoang trước khi máy bay cất cánh.
Bom “Little Boy (trái) phát nổ trên thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, “Fat Man” (phải) phát nổ ngày 9/8/1945. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, ký văn kiện chính thức vào ngày 2/9/1945, kết thúc Thế chiến II. Ảnh: AP.
Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN